Tại sao người cao tuổi hay bị căng thẳng, stress, lo âu?
Bước vào độ tuổi ngũ tuần trở đi, người cao tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, thường xuyên bị stress, căng thẳng, rối loạn lo âu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng DAIUCHU tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho vấn đề này nhé!
Nguyên nhân gây căng thẳng, stress ở người già
Do những nỗi lo tuổi già
Người cao tuổi đã về hưu nên không phải chịu những áp lực gây căng thẳng, stress do công việc. Đây là khoảng thời gian để họ tận hưởng cuộc sống, sum vầy bên con cháu. Tuy nhiên cũng không ít người lại phải chịu những căng thẳng, stress, thậm chí là rối loạn lo âu. Nguyên nhân có thể là do ông bà, cha mẹ già thường có những nỗi lo toan, trăn trở, những nỗi sợ khó nói mà không thể tâm sự hay giãi bày với ai. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của họ, dễ buồn bực, hay khó tính, mệt mỏi, dễ bị đau đầu và mất ngủ.
Có thể ông bà cha mẹ không nói ra, nhưng tâm lý chung của người già thường có những nỗi lo lắng như: Lo sợ mình già cả, vô dụng, không giúp gì được cho con cái mà lại trở thành gánh nặng của con. Nhưng đồng thời cũng lo sợ con cái khôn lớn trưởng thành rồi sẽ rời xa mình. Chưa kể đến nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn và nếu bản thân họ bị bệnh hay sức khỏe yếu thì càng khiến tinh thần của họ suy sụp và tiêu cực hơn rất nhiều. Chính từ những nỗi lo lắng tuổi già luôn thường trực ấy mà tinh thần họ không được an yên, luôn căng thẳng, stress và thậm chí là mắc chứng rối loạn lo âu.
Xem thêm: Tuổi già và những nỗi lo của cha mẹ
Do hệ thần kinh bị lão hóa
Một nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi tự nhiên cơ thể, đó chính là sự lão hóa của hệ thần kinh. Khi bước vào tuổi trung niên, các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu quá trình lão hóa và quá trình này sẽ trở nên rõ rệt khi bước sang tuổi 60. Về cơ bản, lão hóa chính là quá trình tự nhiên của cơ thể với đặc điểm là sự suy giảm về chức năng, cấu tạo của tất cả các tế bào trong cơ thể. Do vậy mà không thể tránh khỏi hay chống lại nguyên nhân tự nhiên này.
Khi hệ thần kinh bị thoái hóa, các yếu tố về cảm xúc, tư duy, hành vi và tinh thần của người già sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với người trẻ. Đồng thời ngưỡng chịu đựng với stress cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến họ cảm thấy bi quan, tiêu cực, và bị stress. Ngoài ra, họ sẽ còn đối mặt với nhiều vấn đề như suy giảm trí nhớ, giảm tính nhạy bén, linh hoạt và giảm khả năng ngôn ngữ. Từ đó gia tăng nguy cơ stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý khác.
Ảnh hưởng của các bệnh mãn tính
Người cao tuổi cũng thường bị mắc các bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, huyết áp như cao huyết áp, tiểu đường, sa sút trí nhớ, viêm đại tràng,.. Khi mắc bệnh, bên cạnh tâm lý của họ cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe, họ còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó chịu, những cơn đau nhức. Tình trạng này kéo dài gây ra tâm lý bức bối, căng thẳng và gia tăng nguy cơ bị stress.
Ngoài ra, các bệnh mãn tính cũng khiến cho người già khó có thể chủ động trong việc đi lại, sinh hoạt phải sống lệ thuộc vào gia đình. Từ đó khiến không ít người hình thành suy nghĩ bản thân đang trở thành gánh nặng của gia đình. Tâm lý họ lại càng buồn chán, căng thẳng, lo âu, thậm chí là mắc bệnh trầm cảm nữa.
Do hoàn cảnh sống cô đơn một mình
Một số người cao tuổi còn phải sống trong cảnh cô đơn lẻ bóng, không có người thân bên cạnh. Ở cái tuổi mà đáng ra phải được an nhàn, hưởng thụ cuộc sống, bình yên và vui vẻ bên con cháu, thì một số người lại chẳng có ai ở bên. Vui một mình, buồn cũng một mình, đau ốm cũng một mình. Cảm giác cô đơn và buồn bã khiến họ chán nản, mất hết hứng thú vào cuộc sống. Tâm lý cũng vì thế mà không được vui vẻ, luôn căng thẳng, mệt mỏi và stress.
Chưa kể đến những tình cảnh mà người lớn tuổi không nhận được sự quan tâm từ người thân. Con cái đi làm ăn xa, ít khi về nhà, ít quan tâm và trò chuyện với ông bà cha mẹ. Lâu dần họ cảm thấy tủi thân, không nhận được sự quan tâm của con cái nên có cảm giác như bị bỏ rơi. Đặc biệt còn những trường hợp người già bị bệnh, đau ốm, sức khỏe yếu thì càng khiến tâm lý của họ bi quan và tiêu cực hơn rất nhiều.
Do sang chấn tâm lý
Tương tự như stress ở người trẻ tuổi, người già cũng có thể bị căng thẳng thần kinh khi phải trải qua các sang chấn tâm lý như:
- Cái chết đột ngột của người thân quen
- Bị chẩn đoán mắc các bệnh nan y
- Gia đình phải đối mặt với tổn thất kinh tế nặng nề
- Con cái không hòa thuận, gia đình mâu thuẫn do tranh chấp tài sản,…
- Người thân mắc phải các bệnh lý nan y, khó chữa trị (thường là bạn đời hoặc con cháu trong gia đình)
- Tai nạn bất ngờ (hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn giao thông,…)
Giải pháp giúp thư giãn tinh thần cho người cao tuổi
Dành nhiều thời gian trò chuyện với ông bà, cha mẹ
Thực ra tuổi già chỉ cần nhất là được con cái quan tâm chăm sóc, thì dù có đau ốm bệnh tật thế nào họ cũng có thể giữ vững tinh thần lạc quan mà sống, chống lại bệnh tật. Do vậy, nếu muốn ông bà cha mẹ được vui vẻ, tinh thần thoải mái, thì con cái nên dành nhiều thời gian chăm sóc hơn. Dù mỗi người đều có cuộc sống riêng, bận rộn với công việc riêng, nhưng hãy luôn cố gắng dành những sự quan tâm cho cha mẹ của mình. Những khoảnh khắc dù rất nhỏ thôi cũng giúp tâm trạng của người già trở nên thoải mái và thư giãn hơn.
Khuyến khích họ tham gia các hoạt động
Trong trường hợp con cái quá bận rộn hoặc ở xa nhà, thì có thể khuyến khích ông bà cha mẹ đi gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với bạn bè khác trong làng trong xóm. Hoặc có thể tìm đến các câu lạc bộ, các trung tâm của người cao tuổi. Đây sẽ là nơi thích hợp để người già được kết nối bạn bè, gặp gỡ những người cùng độ tuổi, cùng sở thích, được tham gia vào các hoạt động như: trò chuyện, ca hát, nhảy múa, tập thể dục,…
Các cụ ông, cụ bà được tham gia vào một cộng đồng phù hợp với mình sẽ giúp họ cảm thấy bớt cô đơn hơn, yêu đời hơn, sống vui sống khỏe hơn, con cái cũng yên tâm mà làm việc, công tác.
Gặp bác sĩ tâm lý
Trong trường hợp người cao tuổi mắc bệnh tâm lý nặng như rối loạn lo âu, trầm cảm,… thì có thể cần phải gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ điều trị. Thường là bắt nguồn từ những nguyên nhân như bệnh tật, sang chấn tâm lý,… khiến họ cảm thấy khó mở lời, khó tâm sự với con cái. Như vậy họ cần một bác sĩ điều trị hiểu mình, hiểu những gì mình đang trải qua, như vậy họ sẽ dễ dàng giãi bày và điều trị bệnh tốt hơn.
Con cái cần quan tâm và chú ý tới sức khỏe tinh thần của ông bà cha mẹ nhiều hơn để kịp thời phát hiện bệnh, tránh để bệnh trở nặng gây gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Dành tặng những món quà sức khỏe
Con cái cũng có thể tìm đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe thiết thực và hữu ích hơn. Ví dụ như một chiếc ghế massage toàn thân, liệu pháp massage có thể giúp người cao tuổi thư giãn tinh thần, xua tan mọi căng thẳng, stress và lo âu. Hơn nữa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: đau nhức xương khớp, ổn định huyết áp, cải thiện chất lượng giấc ngủ,…
Dành tặng cha mẹ món quà sức khỏe này không chỉ mang ý nghĩa thiết thực là giúp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn, mà còn là món quà thay con cái nói lời cảm ơn và sự quan tâm đến cha mẹ. Như vậy người cao tuổi vừa cảm thấy vui vẻ, tinh thần phấn chấn, con cái lại yên tâm hơn khi có ghế massage thay mình chăm sóc cha mẹ.
Xem thêm: Lời khuyên dành cho con cái chăm sóc bố mẹ già
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 1095 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 1900 866 619
Website: https://daiuchu.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/ghemassagedaiuchu
DAIUCHU – SỨC KHỎE TOÀN CẦU